LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG LÀM TĂNG KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO KHI TĂNG LƯƠNG CHO NHỮNG NGƯỜI NGHỈ HƯU 

Theo thông tin của Bộ LĐ-TB&XH từ ngày 1-7-2024 sẽ điều chỉnh lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương tăng ít nhất là 8%. Tuy nhiên, việc tăng lương hưu theo tỷ lệ % cho toàn bộ người nghỉ hưu sẽ tác động như thế nào đối với đời sống xã hội nhất là đối với người nghỉ hưu thì cần phải nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện để việc tăng lương hưu không trở thành gánh nặng của những người có lương hưu thấp. 

Người đóng bảo hiểm xã hội cao thì khi về hưu được hưởng mức lương cao là hợp lý, tuy nhiên khi đã nghỉ hưu thì họ ngừng đóng bảo hiểm xã hội trong khi nguồn tiền để tăng lương hưu lấy từ ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương

Theo nghị quyết của Quốc hội, từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Trung ương khóa XII. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước. Mục đích cải cách tiền lương Mục tiêu của việc tăng lương cơ sở là tăng thu nhập, nâng cao đời sống để cán bộ, viên chức yên tâm làm việc, cống hiến và gắn bó với cơ quan đơn vị, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó đối với người đã nghỉ hưu định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu để lương hưu luôn được bảo toàn giá trị, không bị rủi ro khi đồng tiền mất giá.

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên thì tác động đối với cuộc sống, sinh hoạt của mọi người trong xã hội như nhau vì vậy việc Nhà nước dùng ngân sách để tăng lương hưu theo quy định hiện nay với tính chất cào bằng theo tỷ lệ % áp dụng chung cho tất cả đối tượng nghỉ hưu là không công bằng và không hợp lý. Người có mức lương thấp có thể vẫn gặp khó khăn trong khi người có mức lương hưu cao có thể hưởng lợi. Nhà nước càng tăng lương hưu như hiện nay thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng giữa những người nghỉ hưu có mức lương thấp và mức lương cao. Như vậy việc tăng lương hưu không đạt được mục đích công bằng xã hội làm giảm khó khăn cho người nghèo, người yếu thế.

Để giảm bớt bất hợp lý thì Nhà nước có thể tăng lương như sau:

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên thì mức độ ảnh hưởng của mọi người giống nhau, vì vậy nên tăng lương hưu theo mức cố định (số tiền cụ thể) bằng nhau cho tất cả đối tượng nghỉ hưu trong xã hội. Đây là cách tăng lương hưu công bằng, đồng thời có thể giảm được chi ngân sách Nhà nước khi tăng lương hưu nhưng vẫn đạt được mục đích là đảm bảo mức sống cho người nghỉ hưu nhất là những đối tượng lương hưu hoặc thu nhập thấp

BBT. Trần Danh Giang

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hơn 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng

(ĐCSVN) – Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia cho biết, Việt Nam đón gần 1,3 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 9/2024. Tính chung 9 …

07-10-2024

Khai mạc “Ngày hội văn hóa vì hòa bình”

(ĐCSVN) – Nhân kỷ dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu …

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%

(ĐCSVN) – Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn …

16-09-2024

Xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương

(ĐCSVN) – Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn …

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp “Điểm tựa Việt Nam”

(ĐCSVN) – Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai”, “làm ngày không đủ tranh thủ …

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

(ĐCSVN) – Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái …

14-09-2024